Trang chủ > Tin tức > So sánh tiếng ồn của xe nâng dầu vs xe nâng gas

So sánh tiếng ồn của xe nâng dầu vs xe nâng gas

Ngày đăng:25/01/2019

Bạn đang quan tâm đến độ ồn xe nâng hàng phát ra khi vận hành để quyết định lựa chọn xe nâng dầu hay xe nâng chạy gas phục vụ cho doanh nghiệp của mình phải không? Qua bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và trực tiếp đo tiếng ồn của hai dòng xe nâng động cơ đốt trong này giúp bạn.

Mục lục bài viết:
I. So sánh cấu tạo
II. so sánh nguyên lý hoạt động
III. Đo tiếng ồn xe nâng

I. So sánh cấu tạo động cơ dầu và gas

Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu là dầu diesel, không có bugi đánh lửa, động cơ sinh công nhờ quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh.

Động cơ gas sử dụng nhiên liệu là gas, sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở bugi.

II. So sánh nguyên lý hoạt động của động cơ dầu và gas

Thì Động cơ dầu diesel Động cơ chạy gas
Hút Hút không khí vào xi lanh Hút hòa khí ( gas+ không khí) vào xi lanh
Nén Nén không khí đạt áp suất và nhiệt độ cao:
P = (30 – 35) Kg/cm²
T = (500 – 600)°C
Cuối quá trình nén, dầu được phun sớm vào buồng đốt.
Ép hòa khí với áp suất và nhiệt độ thấp hơn:
P = (8 – 10) Kg/cm²
T = (200 – 300)°C
Cuối quá trình nén, bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí.
Sinh công Nhiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở sinh công cho động cơ. Bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí trong xi lanh. hòa khí cháy giãn nở sinh công cho động cơ.
Xả Khí thải được xả ra ngoài qua supap xả. Khí xả được thải ra ngoài qua supap xả.

III. Đo độ ồn xe nâng chạy gas và chạy dầu diesel

 

Xe nâng chạy gas Xe nâng dầu
Tải trọng nâng 3000kg Tải trọng nâng 3000kg Tải trọng nâng 3500kg
Động cơ Nissan K25 Động cơ ISUZU C240 Động cơ ISUZU 4JG2
Hộp số tự động – Điện Hộp số tự động – Điện Hộp số tự động – Điện
Thử tải 85% thiết kế Thử tải 85% thiết kế Thử tải 85% thiết kế

IV. Ưu nhược điểm của động cơ dầu diesel vs chạy gas

Động cơ Diesel và động cơ gas đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên nhà sản xuất đã áp dụng hai loại động cơ này trên xe để phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi dòng xe riêng biệt. Để cảm nhận và yêu thích một chiếc xe êm ái mượt mà như động cơ gas hay mạnh mẽ và tiết kiệm như động cơ diesel còn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người.

♦ Ưu điểm:
– Hiệu suất động cơ diesel cao hơn so với động cơ gas (1,5 lần).
– Dầu Diesel rẻ tiền hơn gas.
– Mức tiêu hao nhiên liệu riêng của động cơ diesel thấp hơn động cơ gas.
– Dầu Diesel không bốc cháy ở nhiệt độ thường nên ít gây nguy hiểm.
– Do không có bộ chế hòa khí và bộ phận đánh lửa nên động cơ Diesel ít hư hỏng vặt.
– Động cơ Diesel chịu quá tải tốt hơn động cơ gas.

♦ Nhược điểm:
– Cùng một công suất thì động cơ diesel có khối lượng nặng hơn động cơ gas.
– Tỉ số nén động cơ diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải tốt dẫn đến giá thành chế tạo mắc hơn.
– Các chi tiết của hệ thống nhiên liệu ở động cơ diesel có độ chính xác rất cao (sai số 1/100mm) như bơm cao áp, kim phun nên giá thành chế tạo và sửa chữa cao hơn.
– Sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel phải có máy chuyên dùng, dụng cụ đắt tiền và thợ có chuyên môn cao.
– Tốc độ động cơ diesel thấp hơn tốc độ động cơ gas.