Tổng quan kỹ năng mua sắm xe nâng hàng, phụ tùng xe nâng hàng…
Ngày đăng:07/01/2015
Phụ tùng xe nâng hàng một số kinh nghiệm chia sẻ
Kỹ năng mua sắm xe nâng hàng, phụ tùng xe nâng hàng…
Để hiểu rõ hơn về công tác mua sắm trong dự án, bằng những kinh nghiệm nhiều năm bán hàng tích góp được tôi muốn chia sẻ với các bạn về công việc của phòng mua hàng qua một số tiêu chí sau:
- Hàng hóa mua phải đúng chủng loại, chất lượng
- Đảm bảo giao hàng đúng tiến độ yêu cầu
- Giá cả phù hợp
“Tôi luôn đặt tiêu chí mua hàng đúng chủng loại lên đầu”
1. Bạn muốn mua hàng đúng chủng loại, chất lượng?
Khi bạn được giao nhiệm vụ đi mua phụ tùng xe nâng, trách nhiệm đầu tiên của bạn là phải đảm bảo rằng bạn mua hàng đúng chủng loại, chất lượng thì mới sử dụng được. Nếu bạn mua phụ tùng xe nâng hàng sai thì đó là điều thật tệ, không những làm lãng phí tiền bạc của công ty mà còn làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cũng như kế hoạch / công việc của các bộ phận khác như bộ phận thi công, sửa chữa xe nâng hàng…
“Không phải tất cả phụ tùng xe nâng hàng đã mua hoặc sắp mua bạn đều hiểu rõ về chúng”
Khi mua phụ tùng xe nâng hàng bạn phải tìm hiểu thật kĩ về nó thông qua việc tự tìm hiểu/tìm kiếm thông tin trên Internet, hoặc qua các bộ phận yêu cầu, bộ phận kĩ thuật hoặc qua các nhà cung cấp.
Bạn tìm hiểu càng kĩ về phụ tùng xe nâng hàng sắp mua bao nhiêu thì rủi ro mua hàng không chính xác sẽ giảm bấy nhiêu. Tuy nhiên xác suất mua phải hàng không đúng không phải là không có, vì vậy khi đánh giá kĩ thuật của hàng hóa trước khi quyết định đặt hàng, chúng ta có thể nhờ sự tư vấn của các bộ phận kĩ thuật liên quan.
Khi bạn có những hiểu biết sâu sắc về kĩ thuật hoặc bạn xuất thân từ dân kĩ thuật thì đó là một lợi thế khá lớn của bạn khi thực hiện việc mua sắm phụ tùng xe nâng hàng.
2. Bạn muốn giao hàng đúng tiến độ thì bạn cần làm gì?
“Khi bạn đã đặt hàng đúng chủng loại yêu cầu thì không phải đó là hết rủi ro”
Tình trạng hàng hóa bị giao trễ, không đúng tiến độ xảy ra khá thường xuyên, có thể do những điều kiện khách quan như thời tiết, thủ tục xuất/nhập khẩu, tình hình chính trị… cũng có thể do những lý do chủ quan như việc nhà cung cấp đưa ra thời gian giao hàng tốt để được trúng thầu mặc dù sẵn sàng chịu phạt giao hàng chậm hợp đồng, cũng có thể họ sẵn sàng giao chậm hoặc hủy đơn hàng khi họ có thể bán được sản phẩm đó cho đơn vị khác với giá cao hơn rất nhiều…
Vậy làm như thế nào bạn có thể kiểm soát được tình hình? Đây là một việc thật không dễ dàng. Việc cần thiết nhất là bạn phải luôn giữ liên lạc thường xuyên với nhà cung cấp để nắm bắt tình trạng, tiến độ của xe nâng hàng, phụ tùng xe nâng đến đâu.
- a, Có thể yêu cầu họ cung cấp đơn đặt hàng của họ với nhà sản xuất hoặc lệnh sản xuất của nhà máy để bạn biết được chính xác hàng hóa ta yêu cầu đã được sản xuất/đặt hàng.
- b, Cũng có thể yêu cầu nhà cung cấp cấp cho bạn những chứng từ chứng minh việc đã chuyển hàng/gửi hàng để bạn có thể kiểm tra và tính toán thời gian sẽ nhận hàng.
- c, cũng như phải có kĩ năng về quản lý thông tin, thúc giục (expedite) nhà cung cấp.
Công việc mua sắm đòi hỏi người thực hiện phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với: Thử thách, trách nhiệm và áp lực.
3. Bạn muốn mua hàng với giá cả phù hợp?
Việc mua xe nâng mới, phụ tùng xe nâng không những đòi hỏi phải mua hàng hóa đúng chủng loại chất lượng và tiến độ giao hàng mà còn phải đảm bảo giá cả cạnh tranh phù hợp với thị trường.
Khi bạn tìm được 1 nhà cung cấp có thể cung cấp cho bạn 1 giá mà bạn cho là tốt nhất nhưng tôi chắc chắn với bạn rằng sẽ luôn luôn tìm được 1 nhà cung cấp khác có thể cung cấp cho bạn giá tốt hơn nữa. Việc nói giá tốt nhất chỉ mang ý nghĩa tương đối.
Tuy giá cả chỉ mang ý nghĩa tương đối nhưng cũng phải đòi hỏi giá bạn sắp mua là cạnh tranh phù hợp với mặt bằng chung trên thị trường và cũng phải phù hợp với túi tiền của bạn.
Vậy làm thế nào để biết được giá có phù hợp hay không?
– Tập hợp được càng nhiều báo giá để so sánh càng tốt, đảm bảo rằng bạn có 1 cái nhìn tương đối chính xác, khách quan về mặt bằng giá và các nhà thầu trong danh sách đã chào giá cho bạn là khách quan, riêng biệt không móc ngoặc với nhau.
– Nếu bạn chỉ có 1 chào giá thì sao? Bạn làm cách nào để kiểm tra giá đó tốt hay chưa? Tôi có thể chia sẻ với các bạn các cách để kiểm tra trong trường hợp này như sau:
- a, thứ nhất, bạn có thể tìm hiểu thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp những người có thể đã mua mặt hàng đó hoặc mặt hàng tương tự để so sánh giá đã mua với giá bạn đang chuẩn bị mua,
- b, thứ 2 bạn có thể tìm hiểu qua các dự án tương tự như dự án bạn đang thực hiện. Đó là 2 kênh thông tin tương đối hữu hiệu.
- c, thứ 3, bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp phân tích cơ cấu giá (giá nhập vật tư, chi phí nhân công chế tạo, chi phí thuê hoặc khấu hao máy móc chế tạo, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý, chi phí dịch vụ phụ trợ, tỉ lệ lời lãi…) của họ hoặc yêu cầu cung cấp các hợp đồng họ đã bán mặt hàng đó cho các công ty, đơn vị khác.
Vì giá cả hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khác nhau như: Điều kiện vận chuyển, điều kiện giao nhận hàng, điều kiện về thanh toán…nên bạn phải có hiểu biết sâu sắc về thương mại, ngoại thương, SCM (bao gồm các hiểu biết kênh phân phối, Incoterm, Logistics, Warehouse), hiểu biết về thanh toán để có thể phân tích, quản lý được giá cả và có cơ sở để đàm phán với các nhà cung cấp. Ngoài các kĩ năng trên bạn phải cần hoàn thiện các kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán…
Công việc mua sắm đòi hỏi người thực hiện phải luôn cẩn thận, tỉ mỉ và bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những thử thách, trách nhiệm và áp lực. Vì công việc của bạn sẽ trực tiếp liên quan đến chất lượng xe nâng hàng cũng như hiệu quả kinh tế.
“Tuy nhiên, khi bạn làm công việc mua sắm bạn sẽ thấy công việc này vô cùng thú vị”
Theo dõi tôi để xem những bài viết mới nhất và hiệu quả nhất. Nếu bạn thấy hay, hiệu quả, ấn nút chia sẻ