HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ, SỬA CHỮA XE NÂNG HÀNG HELI
A.Công việc Bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hàng
- Hướng dẫn sử dụng này mô tả thông số kỹ thuật, vận hành, bảo trì của các loại xe nâng hàng nhằm mục đích giúp người vận hành sử dụng một cách chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.
- Trước khi vận hành hay tiến hành bảo dưỡng xe nâng hàng, người vận hành và nhân viên bảo trì cần phải tham khảo kỹ thuật được mô tả trong tài liệu kỹ thuật này.
- Lưu ý: Những quy định và chú ý nêu trong tài liệu cần được tuân thủ một cách chặt chẽ để đảm bảo thiết bị làm việc một cách lâu dài và bền bỉ nhất.
Video hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa thay thế phụ tụng xe nâng hàng HELI Model H series 2-3.5 tấn và G series 5-10 tấn
B. Những quy định an toàn cho việc bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hàng hằng ngày
Người chủ sở hữu và người vận hành xe nâng HELI cần nhớ một nguyên tắc “An toàn là trên hết”, điều này hết sức quan trọng.
1. Vận chuyển
Trong việc vận chuyển xe nâng bằng công-te-nơ hoặc xe tải, cần chú ý tới những điều sau:
+ Sử dụng phanh tay
+ Buộc chặt phần có khối lượng chính bằng dây cáp thép và nêm chặt các bánh
+ Điểm móc luôn ở những vị trí xác định
2. Bảo quản
+ Lấy sạch dầu ra khỏi máy, tuy nhiên không được lấy dầu làm mát có chứa chất chống đóng băng và chất chống ăn mòn
+ Bôi chất chống ăn mòn vào những phần chưa được sơn hoặc bị gỉ set. Sử dụng dầu bôi trơn cho xích nâng
+ Hạ nĩa nâng xuống vị trí thấp nhất
+ Dùng phanh tay
+ Cố định bánh xe
3.Những chú ý trước khi vận hành
+ Không được kiểm tra mức nhiên liệu hay các bộ phận khi gần ngọn lửa.
+ Không được nạp nhiên liệu khi động cơ đang nổ
+ Kiểm tra áp suất lốp xe
+ Phải đưa cần điều chỉnh trái phải về vị trí mo
+ Không được hút thuốc khi đang nạp nhiên liệu hoặc đang kiểm tra ắc quy
+ Kiểm tra tất cả các cần gạt và bàn đạp
+ Hoàn thành tất cả các yêu cầu trước khi khởi động
+ Nhả phanh tay
+ Thử nâng, hạ, đưa ra trước, đưa ra sau đối với cần và thử chơi xe cửa và phanh
4. Vận hành xe nâng
+ Chỉ những người được đào tạo và được phép mới có quyền vận hành thiết bị
+ Cần phải đeo giày, găng tay, quần áo bảo hộ… khi vận hành xe nâng
+ Kiểm tra tất cả các thiết bị an toàn và cảnh báo trước khi khởi động thiết bị và nếu phát hiện hư hỏng thì cần tiến hành sửa chữa ngay trước khi khởi động
+ Không được để động cơ làm việc quá tải hoặc nâng quá tải trọng cho phép. Cần đẩy nĩa nâng vào chính giữa khối hàng. Không được nâng hàng bằng đầu nĩa nâng
+ Khởi động, xoay, lái, thắng và dừng xe cần được thực hiện một cách nhịp nhàng. Khi cua trong điều kiện đường trơn hoặc đường ma sát thấp thì phải giảm tốc độ của xe
+ Nâng hàng một cách chậm rãi và đảm bảo phần trước của nĩa nâng cao hơn phần sau, để hàng không bị tuột ra khỏi nĩa nâng
+ Cần đặc biệt cẩn thận khi di chuyển trên những đoạn dốc. Nếu độ dốc lớn hơn 10% thì cần di chuyển bằng số tiến và nếu độ dốc nhỏ hơn thì di chuyển bằng số lùi. Tránh thực hiện việc bốc hay dỡ tài tại những chỗ dốc
+ Cần chú ý tới những người làm việc xung quanh, các chướng ngại, chỗ ghồ ghề trên đường và khoảng cách của dĩa nâng so với mặt đất
+ Không cho phép người được ngồi hay đứng trên nĩa hoặc dùng xe để chở người
+ Không cho phép người đứng hay di chuyển dưới nĩa đang nâng
+ Không được vận hành xe và các phần đi kèm khi không ngồi trên ca bin
+ Đối với xe nâng có cần vươn cao, nếu chiều cao nâng vượt quá 3m thì cần chú ý đề phòng hàng bị rơi
+ Nghiêng nĩa ra phía sau để đảm bảo khả năng giữ hàng. Khi bốc hay dỡ hàng, cần hạn chế tới mức thấp nhất việc nghiêng nĩa nâng ra phía trước
+ Cẩn thận khi lái qua cầu bằng tấm ván
+ Tắt động cơ và ra khỏi ca bin khi đang bơm nhiên liệu. Không được khởi động xe khi đang kiểm tra ắc quy hoặc que thăm dầu
+ Vận hành xe nâng khi dỡ hàng tương tự như khi đang bốc hàng
+ Với hàng là nhiều bó, thì cần phải cố định chắc chắn. Với hàng là khối, cần chú ý nhiều hơn khi vận hành
+ Khi rời xe, cần hạ thấp các dĩa nâng xuống mặt đất và kéo cần điều chỉnh về mo, tắt động cơ hay ngắt nguồn điện. Nếu bắt buộc phải đỗ ở nơi dốc thì cần phải kéo phanh tay và chèn các bánh một cách chắc chắn
+ Không được mở nắp tản nhiệt khi xe nâng đang trong quá trình làm viêc.
+ Không điều chỉnh van điều khiển và van xả để tránh hư hỏng hệ thống thủy lực và những thành phần của chúng do tác động của áp suất quá cao đi qua
+ Việc kiểm tra tiếng ồn bức xạ cực đại bên ngoài cần nâng cần tuân thủ theo tiêu chuẩn tiếng ồn EN 12053:2001. Sau khi kiểm tra xong, cần ghi giá trị đô lớn tiếng ồn của xe vào một tờ giấy và gắn trên xe. Việc kiểm tra rung động của cần nâng cần được thực hiện theo tiêu chuẩn EN 13059:2002. Trị số rung động cua toàn bộ thân cần nâng phải nhỏ hơn 0,5m/s2
+ Cần chú ý và nắm rõ những chức năng của các tấm ghi thông tin dán trên xe
+ Áp suất của lốp cần được điều chỉnh dựa vào giá trị áp suất ghi trên nhãn “Áp suất lốp xe”. Nếu áp suất lốp không đủ, đường ghồ ghề hay lốp xe bị biến dạng sẽ làm cho tiếng ồn của toàn bộ xe tăng lên.
5. Các phụ tùng xe nâng
Cần sử dụng các linh kiện hoặc phụ tùng xe nâng HELI chính hãng trong trường hợp cần thay thế.